Cách khắc phục bàn chân bẹt đơn giản, hiệu quả
Bàn chân bẹt là một dị tật khá phổ biến trên thế giới chiếm khoảng 30% dân số. Tình trạng này có thể làm hỏng cấu trúc xương ở vùng chân và ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Việc phát hiện và điều trị sớm giúp bàn chân của bạn được phục hồi dễ dàng hơn. Hãy cùng Merly Shoes tìm hiểu những cách khắc phục bàn chân bẹt qua bài viết dưới đây.
I. Bàn chân bẹt là gì?
Nếu bạn nhìn vào mép trong của bàn chân người lớn thì sẽ thấy được một đường cong hướng lên. Đây được gọi là vòm bàn chân. Bàn chân bẹt là tình trạng vòm bàn chân bằng phẳng và bị mất vòm.
Trên thực tế, hầu hết tất cả trẻ em sinh ra đều có bàn chân bẹt. Khi trẻ được 2 - 3 tuổi, vòm bàn chân được hình thành và hệ thống dây chằng được củng cố. Điều này giúp bàn chân nâng đỡ trọng lượng cơ thể và đi lại chạy nhảy linh hoạt, nhẹ nhàng.
Bài viết xem thêm: Top 8 Cách làm sạch giày bị mốc sau 1 đêm hiệu quả nhất
II. Nguyên nhân dẫn đến bàn chân bẹt là gì?
Bàn chân bẹt ở người lớn có thể hình thành do một số nguyên nhân dưới đây.
- Hiện trạng sinh đẻ bất thường
- Gân chân bị rách, căng hoặc viêm
- Xương chân bị gãy hoặc sai vị trí
- Bất thường thần kinh
- Viêm khớp dạng thấp
- Bại não
- Di truyền
- Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bàn chân bẹt, chẳng hạn như:
- Béo phì
- Bệnh tiểu đường
- Có thai
III. 7 Bài tập hiệu quả cho bàn chân bẹt
Người mắc hội chứng bàn chân bẹt có thể cải thiện chúng bằng các bài tập tại nhà đơn giản dưới đây.
1. Co giãn gót chân
+ Đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai, hai tay chống nhẹ vào hông hoặc vào tường.
+ Đưa chân trái về phía trước và đồng thời bước chân phải về phía sau. Lưu ý để gót chân luôn tiếp xúc với mặt đất.
+ Gập đầu gối trái và hạ trọng lượng cơ thể về phía trước cho đến khi bạn cảm thấy bắp chân và gân gót chân căng ra. Lưu ý phải giữ lưng thẳng trong quá trình tập.
+ Giữ nguyên vị trí trên trong 30 giây và sau đó trở lại vị trí bắt đầu.
+ Lặp lại bài tập 3 lần nữa rồi đổi chân.
Bài viết xem thêm: 5 Cách làm bàn chân nhỏ lại đơn giản tại nhà
2. Lăn bàn chân với bóng
+ Ngồi vững trên ghế và đặt một quả bóng tennis hoặc bóng golf dưới lòng bàn chân trái của bạn.
+ Xoay bóng bằng chân, tập trung vào khu vực vòm và duy trì giữ thẳng lưng.
+ Thực hiện bài tập liên tục trong 2 - 3 phút, sau đó chuyển bóng sang chân phải và lặp lại bài tập.
3. Nâng vòm bàn chân
+ Đứng thẳng lưng sao cho hai chân mở rộng bằng vai.
+ Di chuyển trọng lượng cơ thể của bạn ra rìa ngoài của bàn chân và sau đó nâng vòm bàn chân lên càng cao càng tốt. Lưu ý các ngón chân phải chạm đất trong quá trình tập luyện.
+ Tập luyện liên tục các bước trên 10 - 15 lần.
+ Thực hiện thêm 1 - 2 hiệp cho toàn bộ bài tập.
4. Tập luyện cơ bắp chân
+ Bắt đầu bài tập ở tư thế đứng thẳng, hai tay chống hông.
+ Sau đó, nhón chân lên cao nhất mà bạn có thể. Bạn có thể sử dụng một chiếc ghế hoặc một bức tường để giữ thăng bằng cho cơ thể.
+ Giữ tư thế trên trong 5 giây, sau đó hạ gót chân xuống.
+ Thực hiện bài tập liên tục 2 - 3 lần, mỗi lần 10 - 15 cái.
+ Sau đó, bắt đầu với việc nhón chân và thực hiện nhanh động tác nhón gót - hạ gót trong 30 giây.
5. Nâng vòm bàn chân với bục
+ Bắt đầu bằng việc đứng vững bằng cả hai chân trên bục.
+ Chân trái lùi lại một bước so với chân phải. (Gót chân trái nằm ngoài rìa và đứng thăng bằng trên bục).
+ Gập đầu gối phải và hạ thấp cơ thể cho phù hợp. Lưu ý đầu gối trái giữ nguyên vị trí. Đồng thời, sử dụng ngón chân trái của bạn để giữ thăng bằng khi bạn hạ thấp cơ thể.
+ Nhón gót chân phải của bạn lên hết mức có thể rồi hạ xuống từ từ.
+ Thực hiện động tác liên tục 10 - 15 lần rồi đổi chân.
6. Lăn chân với khăn
+ Ngồi vững trên ghế và trải khăn dưới lòng bàn chân.
+ Ấn mạnh gót chân xuống sàn và đồng thời uốn cong các ngón chân để chà lên khăn.
+ Dùng lực để nâng vòm bàn chân lên bằng cách chà xát vào khăn. Lưu ý rằng các ngón chân cần luôn được tiếp xúc với khăn.
+ Giữ động tác này trong vài giây và sau đó ngừng lại.
+ Thực hiện bài tập 10 - 15 lần rồi đổi chân.
7. Luyện tập ngón chân
+ Giữ cơ thể đứng thẳng, mở rộng hai chân bằng vai.
+ Dùng ngón chân cái làm điểm tựa và nhấc bốn ngón chân còn lại lên khỏi mặt đất.
+ Hạ bốn ngón chân của bạn xuống và dùng chúng làm điểm tựa để nhấc ngón chân cái lên.
+ Thực hiện tất cả các bài tập trên từ 5 - 10 lần và giữ thời gian nhấc ngón chân trong vòng 5 giây.
+ Để thực hiện bài tập dễ dàng hơn, trước tiên hãy thực hiện các ngón chân ở một bên rồi đến bên kia, thay vì thực hiện cả hai chân cùng một lúc.
IV. Cách để điều trị bàn chân bẹt hiệu quả là gì?
Nhiều người cho rằng bàn chân bẹt là bệnh lý về cơ xương khớp nên cần phải phẫu thuật để điều trị tận gốc. Sự thật thì điều này không hoàn toàn đúng.
Trên thực tế, do hậu quả của các vấn đề liên quan đến phẫu thuật như chi phí đắt đỏ, tổn thương các vùng xung quanh hoặc nguy cơ nhiễm trùng,... các bác sĩ ngày nay chỉ yêu cầu phẫu thuật trong một số trường hợp nghiêm trọng. Ví dụ như:
+ Các biến chứng của bàn chân bẹt: xương dị tật, rách hoặc đứt gân,...
+ Đau chân mãn tính
+ Các phương pháp điều trị khác không mang lại kết quả như mong muốn của bệnh nhân.
Mặt khác, trong hầu hết các trường hợp, bệnh nhân có thể sử dụng dụng cụ chỉnh hình bàn chân để điều trị. Loại đế chỉnh hình đặc biệt này có các công dụng như:
+ Hỗ trợ tăng độ cho vòm bàn chân của bạn.
+ Cải thiện cấu trúc và chức năng bàn chân mà không cần phẫu thuật.
+ Ngăn ngừa sự mất cân bằng đầu gối, hông, mắt, thắt lưng và thân do bàn chân bị sụp vòm.
Tuy nhiên, bạn phải cân nhắc rằng đế chỉnh hình phải phù hợp với kích thước và hình dạng của bàn chân bệnh nhân để sử dụng được hiệu quả nhất. Điều này cũng có nghĩa là việc sử dụng các loại đế có sẵn thường không có hiệu quả cao.
Trên đây là các cách để khắc phục bàn chân bẹt mà Merly Shoes muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng thông qua bài viết bạn có thể phần nào cải thiện cũng như khắc phục bàn chân bẹt.